Điện tử Viễn thông: Học gì và làm gì?
Với kỹ năng chuyên môn giỏi, thêm nền tảng ngoại ngữ tốt và kỹ năng mềm phù hợp, Kỹ sư Điện tử - Viễn thông ra trường sẽ làm cho các thiết bị, hệ thống trở nên tiện dụng, giản đơn và hiệu quả hơn nhằm đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.
Viễn
thông (Telecommunications) là việc truyền dẫn thông tin giao tiếp qua
một khoảng cách đáng kể về địa lý. Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng
những công nghệ tiên tiến, tạo nên các thiết bị giúp cho việc truy xuất
thông tin bạn muốn có.
Lĩnh
vực Điện tử nghiên cứu và chế tạo ra các vi mạch điện tử - “bộ não”
điều khiển toàn bộ hoạt động của các thiết bị thông minh. Còn lĩnh vực
Viễn thông nghiên cứu và sử dụng các thiết bị để tạo nên các mạng viễn
thông. Mạng lưới này truyền thông tin từ đầu phát tới đầu thu, gồm các
thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền dẫn, môi trường
truyền, thiết bị đầu - cuối.
Ngành
Viễn thông không ngừng phát triển, thúc đẩy công nghệ thông tin phát
triển với loại hình đa dạng hơn và chi phí rẻ hơn. Ngày nay, việc gọi
điện thoại, chia sẻ hình ảnh, dữ liệu cấp tốc hay giao dịch mua bán...
đều có thể diễn ra thông qua các thiết bị Điện tử Viễn thông như
điệnbáo, điện thoại, radio, cáp quang, truyền hình, vệ tinh, internet…
Theo
Báo cáo Tổng kết công tác năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông, có
41% dân số Việt Nam sử dụng Internet, tỷ lệ phủ sóng di động là 94%,
diện tích phát thanh đạt 95%, và diện tích phủ sóng truyền hình đạt trên
98% lãnh thổ. Chỉ riêng lĩnh vực truyền hình, tổng số lao động lên đến
10.685 người và tổng doanh thu đạt hơn 6.000 tỷ đồng, tăng 20% so với
năm 2013.
CÔNG VIỆC CỦA KỸ SƯ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
Các
Kỹ sư Viễn thông đảm nhiệm công việc thuộc rất nhiều lĩnh vực khác
nhau: nghiên cứu và phát triển, mạng vô tuyến, định vị dẫn đường, thiết
bị tín hiệu đa phương tiện về âm thanh, hình ảnh... Nhiệm vụ của họ là
làm cho các thiết bị, hệ thống trở nên tiện dụng, giản đơn và hiệu quả
hơn nhằm đáp ứng nhu cầu con người và xã hội.
Bạn có thể trở thành Kỹ sư Vô tuyến
nếu có kiến thức chuyên sâu về vận hành mạng, các mạng di động 2G,
3G... và nắm vững cấu trúc mạng cũng như các thuật toán, tham số của
tính năng mạng vô tuyến. Còn người Kỹ sư Truyền dẫn sẽ đảm nhận
việc vận hành khai thác mạng truyền dẫn VSAT, Viba, SDH, DWDM và giám
sát lắp đặt, tích hợp hệ thống lớp core mạng truyền dẫn... Để cài đặt và
tích hợp được Tường lửa (Firewall), Router hay theo dõi, xử lý và tối
ưu hóa mạng LAN, MAN, WAN, các công ty sẽ cần đến bàn tay của người Kỹ sư IT chuyên khai thác mạng truyền dẫn IP.
KỸ SƯ ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG – TỐ CHẤT CẦN CÓ
Điện
tử Viễn thông là một ngành có tốc độ đổi mới rất cao, đòi hòi người học
phát triển kỹ năng tư duy của mình, năng động, đam mê tìm tòi và thức
thời với các công nghệ mới trên Thế Giới và áp dụng nó vào thực tế tại
Việt Nam. Ngành này mang tính phủ sóng diện rộng nên chịu ảnh hưởng từ
các yếu tố ngoại tác rất nhiều, người kỹ sư điện tử - viễn thông cần
kiên trì, nhẫn nại và có tinh thần vững vàng để ứng phó trước các sự cố
hệ thống. Hơn hết, để thành công trong bất kỳ lĩnh vực nào, người học
cần có đam mê thật sự, có mục tiêu phấn đấu và sự quyết tâm theo đuổi
công việc học tập, nghiên cứu phát triển trong dài hạn.
Bên
cạnh đó, để kịp thời cập nhật với những công nghệ mới và tiên tiến nhất
đòi hỏi kỹ năng ngoại ngữ đọc viết tốt vì thông tin về chúng đều được
viết bằng tiếng Anh, tiếng Đức... Mang đặc tính khối lượng công việc
cao, phức tạp nên ngành Điện tử - Viễn thông vừa phải phát triển khả
năng nghiên cứu độc lập, vừa trau dồi kỹ năng làm việc nhóm. Vì thế,
việc trải nghiệm trong môi trường tiếng Anh theo chuẩn quốc tế từ khi
còn học tập trên ghế nhà trường sẽ tạo nền tảng tốt và điều kiện thuận
lợi cho các kỹ sư tương lai thích ứng với yêu cầu công việc.
Không có nhận xét nào